Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0 thì việc ứng dụng khoa học công nghệ vào tất cả các hoạt động đời sống xã hội nói chung ngày càng được chú trọng. Hiện nay, Chính phủ cũng đã đưa ra một số chính sách về áp dụng kỹ thuật điện tử trong khi thủ tục hành chính, trong đó tiêu biểu là bản Dự thảo Nghị định về Giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai.
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai là việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai; chia sẻ, cung cấp các văn bản trong cơ quan nhà nước.
Về việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Theo dự thảo, Chính phủ quy định có 17 thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện bằng phương thức diện tử, như: thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất;… Tuy nhiên, để được thực hiện các thủ tục bằng phương thức điện tử thì các cơ quan, tổ chức cung cấp/sử dụng dịch vụ giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của dự thảo này.
Về chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai. Trong dự thảo, Chính phủ đã làm rõ các trường hợp; trách nhiệm của các cơ quan chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu đất đa và trách nhiệm của đối tượng khai thác và sử dụng dữ liệu điện tử về đất đai. Tuy nhiên, dự thảo chưa nêu được những thông tin nào được phép chia sẻ.
Bản dự thảo cũng quy định cụ thể về việc bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử về đất đai và việc giải quyết các vấn đề phát sinh.Theo đó, tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai được giải quyết căn cứ vào quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu ra quy định về quyền khiếu nại, tố cáo và các quy định về xử phạt vi phạm.
Chữ ký điện tử trong lĩnh vực đất đai bao gồm chữ ký số và các loại chữ ký điện tử khác theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền thoả thuận, lựa chọn sử dụng loại chữ ký điện tử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét