Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã kéo theo việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc diễn ra nhanh chóng. Trong đó, có bốn lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển sang Việt Nam, thành lập công ty, xin giấy phép đầu tư là công nghệ thông tin và công nghệ cao, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, hàng tiêu dùng và bán lẻ.
Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới bắt đầu tuyển dụng, tìm kiếm chuỗi cung ứng, và Việt Nam là một trong những điểm đến trong quá trình dịch chuyển bên cạnh các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Thailand hay Malaysia.
Việt Nam với lợi thế ở gần Trung Quốc, thuận lợi cho việc dịch chuyển đầu tư, máy móc thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, việc có các chính sách thu hút FDI từ Việt Nam sẽ khiến cho các nhà đầu tư quốc tế dễ dàng trong việc thực hiện dịch chuyển đầu tư.
Đồng thời, Việt Nam cũng tham gia nhiều các Hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới sẽ giúp cho việc hợp tác trở nên thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc ổn định trong giá trị đồng Việt Nam cũng là một điểm mạnh thu hút đầu tư quốc tế.
Dữ liệu của các hãng môi giới bất động sản công nghiệp so sánh tỷ lệ lấp đầy và giá thuê các khu công nghiệp ở các nước Đông Nam Á trong quý 1 vừa qua cho thấy Việt Nam có mức giá thuê trung bình thấp hơn 45-50% so với các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Theo báo cáo của năm 2019, chi phí lao động của Việt Nam cũng thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia, bên cạnh đó, nguồn lao động tại Việt Nam ngày càng dồi dào và chất lượng lao động ngày càng tăng.
Về giá điện, theo EVN, so sánh giá điện năm 2019 của Việt Nam so với các nước trong khu vực được thống kê cho thấy, giá điện của Việt Nam đạt mức 80% so với giá điện của Indonesia; 42,1% so với giá điện của Philippine và 66,7% so với giá điện của Campuchia.
Ngoài ra, với việc áp dụng các chính sách hỗ trợ như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, hỗ trợ thuê đất, cung ứng nguồn lao động cùng với việc giảm bớt các thủ tục hành chính, Việt Nam xứng đáng trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét